Cảm giác khó chịu ở dạ dày là một trong những biểu hiện dễ gặp ở người mắc COVID-19. Thậm chí sau khi âm tính, cảm giác này vẫn còn dai dẳng hoặc tái phát cơn đau ở những người có tiền sử viêm loét dạ dày. Vậy phải làm gì để kiểm soát tình trạng này?
Thực tế, hầu hết những người bị COVID-19 đều khỏe dần lại trong vòng vài tuần sau khi bị bệnh, nhưng một số người lại gặp phải các tình trạng hậu COVID-19. Tình trạng hậu COVID-19 là một loạt các vấn đề sức khỏe mới mà người bệnh có thể gặp trong 4 tuần trở lên sau lần đầu tiên bị nhiễm COVID-19. Ngay cả những người mắc COVID không triệu chứng cũng có thể gặp phải tình trạng hậu COVID. Và việc tái phát cơn đau dạ dày cũng được biết đến là một trong những biểu hiện hậu COVID.
Đau dạ dày là triệu chứng có thể xảy ra trong giai đoạn hậu COVID-19.
Có nhiều nguyên nhân gây tái phát cơn đau dạ dày, chủ yếu do chế độ ăn uống không hợp lý; sinh hoạt không điều độ, ngủ không đủ giấc; lạm dụng các thuốc giảm đau, kháng sinh; stress, căng thẳng…
Ở người mắc COVID-19, trong thời gian nhiễm bệnh thường có chế độ ăn uống kém hơn, do dùng thuốc, đặc biệt là những lo lắng, mất ngủ, căng thẳng kéo dài… có thể là nguyên nhân gây tái phát cơn đau dạ dày ở người bệnh có tiền sử viêm loét dạ dày.
Vì vậy, để cải thiện tình trạng này, trước tiên người bệnh cần có chế độ ăn uống đầy đủ và nghỉ ngơi hợp lý để nhanh hồi phục. Cần lưu ý, tránh suy nghĩ căng thẳng, stress. Nếu có những vấn đề sức khỏe khác trong giai đoạn hậu COVID kéo dài hoặc trầm trọng nên đi khám để có biện pháp điều trị phù hợp.
Để có sức khỏe tốt, trước tiên người có bệnh lý dạ dày cần đảm bảo một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ 4 nhóm chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Người bệnh viêm loét dạ dày nên ăn các loại thực phẩm tốt cho dạ dày, có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như: ngũ cốc, gạo nếp, bánh mỳ, bánh quy, các loại khoai củ, mật ong…
Bên cạnh đó, hạn chế các thực phẩm có thể làm nặng bệnh như thức ăn có vị cay, chua, gia vị tiêu, giấm, ớt, tỏi…Đặc biệt, phải hạn chế tối đa uống rượu bia, tốt nhất là không nên uống, vì tất cả rượu bia, đặc biệt là rượu mạnh đều gây kích thích dạ dày và làm chậm quá trình chữa lành bệnh.
Bên cạnh đó, người có tiền sử viêm loét dạ dày cần đặc biệt chú ý đến cách ăn uống để tránh làm tổn thương và quá tải cho dạ dày. Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương hoặc bị kích thích dễ gây tái phát những cơn đau và làm nặng thêm các tổn thương viêm loét trước đó. Các chuyên gia nhấn mạnh, mỗi chúng ta cũng có thể tự phòng ngừa được bệnh đau dạ dày bằng việc kết hợp sử dụng những thực phẩm hỗ trợ chăm sóc dạ dày khỏe mạnh từ thiên nhiên. Đây cũng là giải pháp vừa tiện lợi vừa hiệu quả cho người bận rộn.
Với 100% thành phần thiên nhiên gồm: Nano Curcumin, chiết xuất cam thảo, vỏ nang gelatin, dầu đậu nành, sáp ong trắng, dầu cọ, lecithin… Viên dạ dày tinh nghệ Nano – Cuma Notech được biết đến là sản phẩm có thể hỗ trợ cải thiện tốt tình trạng đau dạ dày và giúp bạn phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này.
Theo tìm hiểu, với sự kết hợp của bộ đôi Nano Curcumin và chiết xuất Cam thảo cùng công nghệ cao và quy trình bào chế nghiêm ngặt, Cuma Notech là một trong những bước tiến đột phá nhất cho việc nghiên cứu hướng đi mới cho bệnh nhân dạ dày. Bên cạnh những công dụng kể trên, viên uống còn hỗ trợ giảm các triệu chứng: đau thượng vị, ợ chua, trào ngược dạ dày – thực quản.
Dàn MC đình đám VTV như: Ngô Mai Phương, Thanh Vân Hugo, Diệp Chi cũng thích sử dụng Viên dạ dày tinh nghệ Nano – Cuma Notech và phản hồi hiệu quả tích cực.
Sản phẩm cũng trở thành thực phẩm chăm sóc sức khỏe dạ dày của nhiều gia đình Việt.
Căng thẳng, stress là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày ở người bình thường và gây tái phát bệnh người có tiền sử viêm loét dạ dày. Vì vậy, trong giai đoạn hậu COVID-19, người bệnh nên cố gắng tránh lo lắng, căng thẳng không cần thiết. Hãy ăn uống đầy đủ, tăng cường thực phẩm giàu calo, protein, rau quả tươi, các loại gia vị như gừng, nghệ… để tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch; Dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc; Tập thể dục đều đặn; Nếu có vấn đề sức khỏe khác nên đi khám để có biện pháp xử lý phù hợp.